Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận

Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận

Những công trình nghiên cứu, nhiêu tài liệu được phát hiện trong các lãnh vực sử học, khảo cô học, văn bản học, v.v… liên quan đến lịch sử đức Phật, sự hình thành, phát triển của Phật giáo Ấn Độ được công bổ trong các thập niên cuối của thế kỷ XX là chất xúc tác tạo nên cuốn sử luận này.

Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận

(Từ Đức Phật đến thời kỳ bộ phái)

Viên Trí

Nhà xuất bản phương Đông

Lời nói đầu

Theo báo cáo định kỳ của các ngành hữu quan, hằng năm, có vài trăm đầu sách nghiên cứu, khảo bình giáo lý Phật giảo được in ấn và phát hành khắp mọi miền đất nước! Trái lại, loại sách nghiên cứu về ngành sử học Phật giáo, đặc biệt là Sử Phật giáo Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật, thì lại vô cùng khan hiếm. Ngoài cuốn “Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ”, do cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm biên khảo vào năm 1963, dường như giới nghiên cứu và ngành giáo dục Phật giáo khó tìm thấy một tác phẩm nào khác. Đây là một trong những lý do khiến cuốn “Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận ” được cưu mang trong nhiều năm tháng.

Một nhân duyên khác tạo điều kiện cho khảo luận này được hình thành là, trong suốt thời gian bảy năm du học tại Đại học Delhi, Ân Độ, soạn giả đã có thời gian, điều kiện để tiếp xúc, học hỏi và tìm hiếu về bộ môn này. Những công trình nghiên cứu, nhiêu tài liệu được phát hiện trong các lãnh vực sử học, khảo cô học, văn bản học, v.v… liên quan đến lịch sử đức Phật, sự hình thành, phát triển của Phật giáo Ấn Độ được công bổ trong các thập niên cuối của thế kỷ XX là chất xúc tác tạo nên cuốn sử luận này. Thực tế, đây không phải là một công trình nghiên cứu lịch sử với nhiều cống hiến mang tính phát kiến, nhưng với những sử kiện được phân tích và trình bày trong cuốn sách này hy vọng sẽ giúp những ai quan tâm đến Phật giáo Ấn Độ, đặc biệt là Tăng Ni tại các Học viện, Cao đẳng Phật giáo, có thêm cơ sở để nghiên cứu, học hỏi…

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương một: TỐNG QUAN VỀ XÃ HỘI ẤN ĐỘ TIỀN PHẬT GIÁO

Văn minh Ấn Hà (Indus civilization)
Dân tộc Aryan
Văn học Veda (Phệ-đà hoặc Vệ-đà)
Nguồn gốc tư tưởng giai cấp (Vama-caste)
Thuyết Tứ Hành Kỳ
Chương hai: XÃ HỘI ẤN Độ VÀO THỜI KỲ PHẬT GIÁO

Chính trị
Kinh tế -Xã hội
Triết học
Hệ tư tưởng Sa-môn và lược sử sáu vị ngoại đạo
Chương ba: LƯỢC SỪ ĐỨC PHẬT

Nguồn gốc dòng họ Thích-ca (S. Sãkya; P. Sakiya)
Cuộc đời đức Phật
Thời niên thiếu
Tu tập và chứng đạo
Hoằng pháp
Đức Phật nhập Niết-bàn vào năm nào?
Chương bốn: GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO

Tứ Diệu Đế hay Tử Thánh Đế (Cattãri Ariyasaccani)
Duyên Khởi (S: Pratĩyasamutpãda; P: Paticcasamuppãda)
Ngũ Uẩn (Pancakkhandha):
Nghiệp (P.kamma; s. karma) và nghiệp quả
Chương năm: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TĂNG ĐOÀN

Bán chất và ý nghĩa của Tăng đoàn Phật giáo
Khởi nguyên và phát triển
Thành lập Tăng đoàn
Thành lập Ni đoàn
Giới luật và nếp sống tu viện
Quá trình hình thành giới bổn Pãtimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa)
Bố-tát (S.ưpavasatha; P.Uposatha)
An cư (P. Vassãvãna; Varshãvãna)
Pavãrana (S.Pravãrana-Tự tứ)
Thành lập tu viện (samghãrãma), tinh xá (vihãra)
Ảnh hưởng của Tăng đoàn Phật giáo đối với tư tưởng xã hội Ấn Độ
Chương sáu: BA KỲ KIẾT TẬP

Kiết tập kinh điển lần thứ nhất
Động cơ và mục đích
Không gian, thời gian và thành phần tham dự
Tiến trình của đại hội
Tính xác thực của sử liệu
Kiết tập kinh điển lần thứ hai:
Nguyên nhân:
Thời gian, không gian và thành phần tham dự
Diễn biến của đại hội
Thuyết “Thập Phi Pháp Sự
“Thuyết La-hán Ngũ Sự
Tính xác thực của sử liệu
Kiết tập kinh điển lần thứ ba
Thời gian, không gian và nguyên nhân của đại hội
Tiến trình đại hội
Tính xác thực của kỳ kiết tập thứ ba
Chương bảy: VĂN ĐIỂN PHẬT GIÁO

Lịch sừ biên tập Tam tạng Pãli (Nam Phạn)
Pãli là gì?
Nguồn gốc Pãli
Niên đại và thời gian kiết tập Tam tạng Pãli
Lịch Sử Văn Điển Sanskrit (Bắc Phạn)
Ãgama là gì?
Tam tạng Văn điển Nhứt Thiết Hữu Bộ (Sarvastivãda)
Chương tám: THỜI KỲ BỘ PHÁI PHẬT GIÁO

Mầm mống:
Chuyện Kosambi
Chuyện Devadatta (Đe-bà-đạt-đa):
Những bất đồng trong kỳ kiết tập văn điển lần thứ I
Nguyên nhân
Không có lãnh đạo tối cao
Hệ thống chuyên môn hóa trong các ngành của văn điển Păli
Những bậc thầy danh tiếng
Một số nguyên nhân khác
III. Phân loại các bộ phái

Sử liệu
Phân giáo
Giáo lý nhóm I (thuộc Đại Chúng Bộ- Mahã sanghika

Quan niệm về đức Phật, Bồ-tát và A-la-hán
Một vài quan điểm tiêu biểu khác
Giáo lý nhóm II (thuộc Đại Chúng Bộ Mahãsanghika):

Phật, Bồ-tát và A-la-hán luận
Một số tư tưởng tiêu biểu khác
Giáo lý đặc thù của từng chi phái thuộc nhóm Andhaka
Giáo lý nhóm III

Một vài đặc điểm tư tưởng của Mahisãsaka
Lịch sử và tư tưởng Sarvastivăda (Nhứt Thiết Hữu Bộ):
Phái Dharmagupta
Phái Kãsyapĩya
Phái Sautrãntika hay Samkantika
Phái Haimavata (Hemavata)
Phái Uttarãpathaka (Bắc Sơn Bộ)
Giáo lý nhóm IV
Giáo lý đặc thù của Sãmmiữya (Chính Lượng Bộ)…
Phái Dharmmuttanya, Bhadrayãnika, Channagarika
Phái Vibhạịyavãda
Giáo lý nhóm V

THƯ MỤC THAM KHẢO

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Disqus (0 )